PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG :
Đồi núi cheo leo, dáng vắt veo
Dài chân xẻ dọc lối ngoằn ngoèo
Lên đỉnh trời mây phơ phất gió
Đá dựng, non cao, nước giữa đèo.
( Câu đầu đạo 99% ý tưởng của người khác, hình chôm đại trên Net, chưa được cấp phép.Xin các cụ ông cụ bà chính chủ niệm tình xá tội, đừng bắt em xóa. Nguồn cơn : bổ sung thêm vào ngày 13.05 để tăng lực cho xúc cảm yêu...nước. )
CẢNH ĐẸP THANH BÌNH :
Phong cảnh non cao thật hữu tình
Sương giăng bàng bạc túp lều xinh
Sư ông thong thả khua tom chát
Bác phóng viên nâu mải chộp hình.
VÌ SAO NÊN NỖI ?
Hôm nay có một bạn net trưng lên cái gọi là “ công hàm “ của TT VNDCCH Phạm Văn Đồng gởi ông Tổng lý Chu Ân Lai về việc ủng hộ bản tuyên bố của ủy ban gì đó ở Trung quốc, ghi nhận và tán thành việc xác lập hải phận 12 hải lý. Google thêm em thấy có bạn chép lại một phần nội dung tuyên bố hải phận, có đề cập đến quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Thực hư, đúng thẩm quyền, tuyên bố chủ quyền các quần đảo và hải phận có hợp pháp theo qui định các nước hoặc có tuân thủ đúng những luật lệ, thông lệ của quốc tế hay không…để dành cho chính quyền, quốc hội các nước, giới luật sư thành thạo, những người am hiểu lịch sử...xem xét và phán quyết.
Em là dân ngu ku đen, có một thắc mắc không hề nhỏ : Tại sao Trung quốc gọi các quần đảo Hoàng sa ( tiếng Pháp : Paracels ou de Kat-vang) là Tây Sa và quần đảo Trường Sa ( tiếng Pháp :vui lòng search Google, em làm biếng quá) là Nam Sa trong khi các quần đảo này đều được coi là nằm hoàn toàn ở phía nam Trung Quốc. Theo cách định hướng trái phải, tả hữu gì đó của người Trung quốc xưa nay, lật bản đồ ra em thấy : phía Tây của Trung quốc không không hề có đảo và biển, chỉ có ở phía Đông và phía Nam Trung quốc. Nếu chỉ nói chữ Tây sa chung chung thì có thể hiểu toàn bộ các quần đảo phía Tây ( bên tả) Sa bao gồm các quần đảo thuộc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản từ Hokaido đến Senkaku ( Điếu Ngư) đều thuộc Trung Quốc. Về phia Nam Sa , tất cả các quần đảo của Việt nam, Philipin, Indonesia, Malaysia…đều có thể thuộc về Trung quốc. Lướt qua vài dòng lịch sử, tất cả những quốc gia này đều là những phiên quốc, thuộc quốc hoặc từng giao thương buôn bán với thiên triều Trung Hoa thời xưa. Phải chăng những kẻ cai trị Trung Hoa ở thế kỷ 20 tự vẽ nên những tên gọi, những bản đồ mơ hồ để làm tiền đề cho lớp con cháu sau này ôm mộng đế vương, tiếp tục bành trướng xa hơn nữa so với tiên tổ ?
Dù Trung Quốc có gọi Tây Sa, Nam Sa hay kiểu quái gì đi chăng nữa nữa , đã chứng tỏ TQ tự tiện, cố tình nhập nhèm tên gọi về vị trí địa lý, lãnh thổ. Nếu không, Trung Quốc hãy giải thích, chứng minh rõ ràng bằng những tư liệu lịch sử, cơ sở pháp lý xác đáng.
Trên lãnh thổ Việt nam thống nhất không còn tồn tại 3 chính phủ :VNCH, VNDCCH và CP CMLTCH miền Nam VN, Hiện tại chính phủ nước CHXHCNVN là người đại diện duy nhất thừa kế 3 chính phủ kia, điều hành mọi hoạt động các cơ quan công quyền trên toàn lãnh thổ VN thống nhất tuân theo qui định của hiến pháp và pháp luật VN hiện hành. Chính quyền Việt Nam có quyền yêu cầu chính quyền Trung quốc giải thích rõ ràng tất cả những tên gọi mơ hồ, bản đồ tự tiện vẽ nếu nó ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước khác, chứng minh chủ quyền bằng những cơ sở pháp lý, những tư liệu lịch sử đầy đủ. Các nước khác và cả Trung quốc cũng đều có quyền như vậy. Nếu chưa rõ ràng, chưa tuyên bố chủ quyền hợp pháp , không thể ngang nhiên dùng vũ lực chiếm đoạt.
SÒ