Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

XUÂN NÀY XEM QUẺ ĐƯỢC CHỒNG THÍCH CHĂNG ?


  Anh có chở em được không. Xe nhà hư, đi xe ôm xuống tỉnh tốn tiền quá. Không được hả. Nhớ nhé. Đây chả cần.
  Thế là anh phải thu xếp làm xe ôm không chính chủ. Bực cả mình. Coi mấy ông bà thầy này hoài mà em vẫn ham coi nữa.Ôi em. Ghét.
  Thầy trắng trẻo, nhỏ nhẹ, đặc biệt có ánh mắt giống như gái đẹp làm anh nhột nhột. Những điều thầy gieo quẻ khúc triết, được họa hình bằng những góc điểm, mũi tên vả cả trầm bổng uốn lượn giống hình sincos. Thần Cupid giương cung bằng mũi tên sáp. Đằng này, quẻ aidô ( ISO) của thầy quá hoàn hảo.
  Ra về, em lẩm bẩm thì thào : thầy siêu quá. Anh thấy sao ?
  Còn sao nữa ! Toàn những việc em phải làm chứ giăng sao gì. Muốn có cái này phải làm những cái khác . Thửa  bùa vé 10.000đ  để mong sung rụng hoài à. Anh nín khe. Biết em.
  Say men tình hồng , em bảo sẵn dịp chở luôn đến thấy mù, còn sớm mà. Thầy tuy mù nhưng rờ chỗ nào ra tiền, nhà đất chỗ đó. Thấy phán, túm lại rằng, em phải cải tổ đổi mới tận gốc, trước hết là đi tút cái mũi. Cái mũi hỉnh có làm ra bao nhiêu tiền thì chồng hoặc người dưng sân si hứng hết. Đấy , thấy chưa ? Bao nhiêu tiền OX cũ đều phá banh hết, ghét nhất là cúng tiền cho mấy con mẹ vé số õng ượt, môi xanh móng đỏ.
  Anh bảo sẽ tặng em lá bùa tình yêu. Ma thì tin sái cổ. Nhưng giờ  chở tiếp em đến thầy phép người Miên trắng nha. Thầy còn lắm phong độ, lai láng văn thơ, vợ thầy xinh có lắm cũng chẳng bằng em, chỉ than hoài. Em gái đủ các tuổi vàng các Cuốc ra , sau khi vào phòng thầy phải cởi đồ còn hai mảnh hoặc  một mảnh, sẽ cảm thấy lâng lâng , đê mê như khi thấy hoàng tử Ếch cốm xứ Love. Giá giải hạn tình buồn đến cả ngàn vàng- xí lộn- ngàn đô cơ đấy. Vợ thầy buồn như chuồn chuồn phản phé : không có chuyện mất cả cái ngàn ký vàng đâu nhở .
  Thôi, anh có chuyện gấp. Về đi em.  Thầy xuất chúng siêu nhơn đã giỏi lại còn ở xa, lại còn được đui mù , nên làm các thánh cũng phải. Chứ ở gần… Về!
  Hai đứa ghé quán café để anh hỏi  lệ phí sửa mũi, các khoản chi tiêu hàng tháng của bà mẹ đơn thân một con đang có nguy cơ bị bà cụ độc tài hăm đuổi khỏi nhà vì ế  hàng. Chời. Dững nằm trên dưới hai chục chai.
-          Em có tính mượn tiền anh đâu mà anh kêu Giời. Đồ thỏ đế . Hic.
 Hãi . Anh sẽ buộc lòng phải xa em thôi. Hoàng hôn tím lịm cả chân trời.
-          Anh là kẻ vô tích sự. Cờ đến tay mà cũng chẳng biết phất. Biến đi.
-          Cán cờ nặng quá,  anh nhấc không nổi, bà chị ơi.
-          Nhảm !
-          Vậy em nghiêm tiếp nè. Các các thầy phán đều trúng ý chị tắp lự, là  số bà chị phải sống xa gia đình,xa anh em, xuất ngoại được thì tốt hơn cả . Thế anh Teo huyền bẩu thương con chị như con ruột thì sao ? Kén ? Hay sợ diễm tình đa phương : con em, con anh và con của tập thể chúng ta.
-         
-          Hì hì. Thế còn thằng Tây ? Nói thiệt, khi em nhờ anh chat với nó bằng tiếng Ăng lê xộc xệch, anh có cảm giác mình đang bị biến thái dần. Hóa ra nó biết được cả tiếng Việt.
-          Nó bảo với em nó không có tiền nhiều, chỉ lo được 500 đô mỗi tháng. Rồi sẽ bảo lãnh em đi. Nó kêu em lên khách sạn để bàn tiếp. Em sợ.
-          Phải vậy không ? Dưng anh thấy cái bác tên Lộc phù hợp với em nhứt…
-          Em chỉ yêu anh thôi.
-          Cám ơn, em không dám chị à. Em đang nói…bác Lộc chết vợ, cùng theo đạo như chị. Hay chị lên gặp cha xứ trình bày cho rõ xem sao. Tuổi càng tăng, cơ hội được thù chồng càng giảm.
-          Đây nói cho biết nhá. Nhiều boy xin được chết đấy . Có cả vũ sư, nhà thơ nữa à. Còn bác Lộc rất galăng, bản lĩnh và chiều em. Anh chỉ đáng xách dép. Bác ý cho em xem rất nhiều hình, thơ của xì – tin lẫn đại tỷ iu bác ý . Nhưng bác ý chỉ thích em. Có điều da bác hơi nhăn.
-          Ôi dào . Vẽ hươu cỏn  thành tuần lộc có sừng dài. Có nhiều người rất ghét,coi thường một người và người đó lại có rất nhiều người khác thương yêu. Bình thường thôi.
-          Còn anh là thằng ngu, thằng bạc nhược. Suốt đời bị người khác ăn hiếp mà chỉ biết than với thở. Ngay cả đám ngụy gốc sai một cái là cong lưng làm. Nhờ chở đi có một tý mà cũng phải xin nghỉ phép. Lợi với chả lộc.
-          Hihi. Bà chị với em đều có lợi hết, nhưng răng không còn chiều được. Mẻ và lung lơ  nhiều rồi . Mà ai bảo việc ăn cùng với hiếp là dễ hả bà chị.
-          Hihihi.



 Chuyện kể xuýt đúng hoàn toàn sự thật.


Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

ÔNG NGOẠI TÔI : THĂNG THIÊN VẤN BẦN


   Nước Việt Nam đã được thống nhất. Trước khi xuôi về quê nội miền  Nam, ông ngoại  kêu nó lại dặn dò . Rồi ngoại lục tìm mấy cuốn sách đầy chữ Nôm ngoằn ngoèo chi chít.  Tay ngoại khẳng khiu vuốt ve, lật từng trang ; ánh mắt đục mờ  đưa lên đưa xuống ghé nhìn từng cột chữ. Nó ngạc nhiên.
   Thế rồi  ngoại đọc cho nó chép  bài “ Thăng thiên vấn bần “ bằng chữ quốc ngữ  vì nó chẳng hiểu tí gì về chữ Nôm. Mãi sau này nó mới lờ mờ hiểu rằng  ngoại muốn gởi gắm tâm tư đến bạn nho học phương Nam. Nhưng lúc đó nó còn bé quá , chỉ háo hức muốn  thật nhanh  được về thăm quê nội lần đầu tiên.
   Quê ngoại của nó ở tận Hà tây . Thưở nhỏ mấy lần chị em nó được  gởi về quê cho tiện chăm nom, học hành vì ba mẹ nó nay đây mai đó, công tác xa tại vùng rừng núi Yên bái. Ở  miền quê ngoại  , người ta nói tiếng lớ lớ đến buồn cười. Lúc đầu nó  cố nhái giọng lung tung, bị mẹ ký đầu mắng yêu, sau lại nói quen luôn. Giống trong miền Nam, anh của mẹ lại gọi bằng cậu. Nhưng ở gia đình đằng  nội của nó trong miền Nam, con cái lại gọi ba mẹ bằng cậu mợ. Chả hiểu sao.
    Dòng họ bên  ngoại của nó có dây mơ rễ má với  các chức sắc nhỏ  chánh tổng, chưởng bạ… nhưng thuộc chi nghèo. Người dân ở vùng này ngày xưa  hay dựng vợ gả con quanh quẩn trong vài làng  nên vai vế nhiều khi  dễ đảo lộn. Ông ngoại nó có học nho, dạy bình dân học vụ. Sau này làm thủ từ ngôi miếu mà dân làng bảo rất linh thiêng. Các cụ  già kể rằng  miếu này thờ hai nữ tướng của Hai Bà Trưng, tự vẫn khi hai bà thất trận.Dưới miếu có cặp rùa bằng vàng , ai mà đào trộm là tiệt nọc cả dòng họ ba đời. Bà ngoại nó lam lũ , tần tảo. Đến năm 80 tuổi vẫn đi cắt cỏ cho bò, con cháu nói mãi cũng không chịu nghỉ . Cậu đi du kích chống Pháp, mẹ vào bộ đội. Có lẽ để mong cuộc sống sau này đỡ vất vả hơn trước.
   Nói là nghèo. Chứ thời chiến tranh loạn lạc , ăn  khoai mì  độn cơm chan nước giếng   lẫn đến lúc hòa mình mới lập lại, gia đình cán bộ cũng ăn độn với bo bo, ghẻ lở kềnh càng mà chẳng bao giờ  thấy ai trong nhà  ta thán, xào xáo vì cái ăn mặc. Con người không chỉ sống để mà ăn. Ba và chú nó  bỏ cả thừa kế đất đai, gia đình tan đàn xẻ nghé ,  theo Việt Minh  cũng vì hăm hở với Việt nam độc lập. Đất đai bên nội  lớp bị  làm ấp chiến lưọc , xẻ thành kinh rạch, lớp bị người ta lấn chiếm. Mấy  năm trước chị Chín lên bảo : người ta đi đòi lại đất hà rầm , sao tụi bay không về lấy lại. Còn đâu nữa ! Ba nó theo cách mạng , làm bí  thơ  đảng bộ  nên  phải gương mẫu đi đầu. Nó luôn nghĩ ba làm vậy là đúng.
  Nhiều khi nhìn  mộ bà nội chỏng chơ, giờ  nằm ké trên khu đất của người bà con xa , nó thấy  cay sống mũi.
  Nhưng nó  bất lực mọi chuyện.    
   Khi lặng lẽ , nó hay nghĩ  về thời thơ ấu  xa xưa.
  Nó nhớ  có lần người anh con cậu rủ leo lên cây cau bắt cả tổ chim, nướng ngon lắm. Hai anh em vừa gác thang lên cây cau thì nghe tiếng  ông ngoại quát lớn. Quay lại thấy ngoại cầm gậy chỉ vào hai đứa : Chúng mày được cho ăn học , miệng cứ leo lẻo ” Con chim có tổ. Như ta có nhà. Chim mà mất tổ. Chim buồn không ca “. Thế mà…
   Hai anh em xanh mặt ,  vội trốn nhà  đến chiều mới dám về.  
  Ngoại năm đó mới ngoài 70 tuổi nhưng khi trở trời hay rên hừ hừ, kêu mấy đứa cháu ngồi đấm lưng. Có khi sai các cháu đi kiếm củ gấu mọc hoang đầy rẫy, đem về  ngoại nhai cho đỡ đau. Có lần nó  tò mò ăn thử , thấy củ gấu hơi  hăng hắc  nóng.  
   Nó  đã sống trong Nam được  mấy năm.
   Đầu những năm 80 , một hôm mẹ cứ sốt ruột bảo không biết ở  quê có chuyện gì không. Thơ ngoài quê gởi vô ai cũng bảo bình thường, chắc có chuyện gì muốn giấu. Ông bà ngoại cũng đã thọ ngoài 80 tuổi. Mẹ bảo nhất định phải về quê. Mẹ là con út, duy nhất sống ở xa mãi tít tận trong Nam.
    Mấy năm rồi mẹ mới về quê, ai cũng mừng tíu tít. Các con cháu ngẫu nhiên cũng tề tựu đông đủ.
   Mẹ về được một ngày thì ông ngoại bỏ ăn, chỉ uống nước . Con cháu dỗ ăn mãi nhưng ngoại vẫn chỉ uống nước. Đến ngày thứ ba thì ngoại kêu các con cháu ngồi xung quanh chỗ ngoại nằm. Ngoại  chỉ chỗ con cháu , dâu rể  ngồi theo thứ tự vai vế lớn nhỏ. Ngoại dặn dò , giọng đứt quãng lịm dần. Rồi ngoại thều thào : Bố chết đến chân rồi…   Lúc tỉnh , lúc mê, lúc rên như cố gượng sức tàn kéo dài hàng tiếng… Bố chết đến đầu gối rồi… Bố chết đến thắt lưng rồi… Rồi ngoại lặng lẽ ra đi.
   Mãi sau này, khi dần lớn khôn, nó cảm thấy hiểu được một phần cái chết của ông ngoại . Ngoại đã sống thọ  rồi, không muốn sống già yếu  mà phải làm phiền con cháu. Ngoại muốn  ra đi vào dịp hiếm hoi các con cháu đông đủ, quây quần xung quanh.
   Bao  năm qua , chị em nó nhiều lần dời chuyển chỗ ở. Nhiều kỷ vật, huân huy chương của ba mẹ … không biết đã  để ở  đâu. Lá thơ của bà nội gởi  vòng qua đường Paris ra miền Bắc hỏi thăm ba đã lập gia đình chưa, nội mong  có đứa cháu đích tôn để nội ẵm… Nó  cũng không nhớ để ở đâu nữa. Và cả bài “ Thăng thiên vấn bần” mà ông ngoại đọc cho nó chép cũng vậy.
    Có lẽ tất cả cũng dần đi vào một nơi quên lãng.  

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

ĐÊM TRĂNG SAO


 Đêm của trăng với sao.
 Muôn  ngàn sao thi nhau nhấp nháy đá lông nheo qua lại trên bầu thơ óng ả lụa là . Mặc kệ một  ánh đèn pha quảng cáo đảo qua đảo lại, xoáy  sâu vào hun hút.
- Ôi ! Anh ơi ! Ánh sao băng kia đang dẫn đường đến các ngôi sao tình yêu phải không anh ?
-  À ! Để cho chú Cuội leo lên cung trăng thắp đèn cho chị Hằng Nga  em ạ.
 Mây lãng đãng trôi.
 Những vòng tay như muốn che đôi mắt đang nhắm nghiền lại.
-  Anh ơi ! Có một vài ngôi sao lạc lối hoặc rủ nhau đi chơi riêng kìa .
-  Ừ. Đó là các Lốc Gơ  mòn mỏi giận tình nên đã xóa lốc đấy.