Nước Việt Nam đã được
thống nhất. Trước khi xuôi về quê nội miền Nam, ông ngoại kêu nó lại dặn dò . Rồi ngoại lục tìm mấy cuốn
sách đầy chữ Nôm ngoằn ngoèo chi chít. Tay
ngoại khẳng khiu vuốt ve, lật từng trang ; ánh mắt đục mờ đưa lên đưa xuống ghé nhìn từng cột chữ. Nó ngạc
nhiên.
Thế rồi ngoại đọc cho nó chép bài “ Thăng thiên vấn bần “ bằng chữ quốc ngữ
vì nó chẳng hiểu tí gì về chữ Nôm. Mãi
sau này nó mới lờ mờ hiểu rằng ngoại muốn
gởi gắm tâm tư đến bạn nho học phương Nam. Nhưng lúc đó nó còn bé quá , chỉ háo
hức muốn thật nhanh được về thăm quê nội lần đầu tiên.
Quê ngoại
của nó ở tận Hà tây . Thưở nhỏ mấy lần chị em nó được gởi về quê cho tiện chăm nom, học hành vì ba
mẹ nó nay đây mai đó, công tác xa tại vùng rừng núi Yên bái. Ở miền quê ngoại , người ta nói tiếng lớ lớ đến buồn cười. Lúc
đầu nó cố nhái giọng lung tung, bị mẹ ký
đầu mắng yêu, sau lại nói quen luôn. Giống trong miền Nam, anh của mẹ lại gọi bằng
cậu. Nhưng ở gia đình đằng nội của nó
trong miền Nam, con cái lại gọi ba mẹ bằng cậu mợ. Chả hiểu sao.
Dòng họ bên ngoại của nó có dây mơ rễ má với các chức sắc nhỏ chánh tổng, chưởng bạ… nhưng thuộc chi nghèo. Người
dân ở vùng này ngày xưa hay dựng vợ gả
con quanh quẩn trong vài làng nên vai vế
nhiều khi dễ đảo lộn. Ông ngoại nó có học
nho, dạy bình dân học vụ. Sau này làm thủ từ ngôi miếu mà dân làng bảo rất linh
thiêng. Các cụ già kể rằng miếu này thờ hai nữ tướng của Hai Bà Trưng, tự
vẫn khi hai bà thất trận.Dưới miếu có cặp rùa bằng vàng , ai mà đào trộm là tiệt
nọc cả dòng họ ba đời. Bà ngoại nó lam lũ , tần tảo. Đến năm 80 tuổi vẫn đi cắt
cỏ cho bò, con cháu nói mãi cũng không chịu nghỉ . Cậu đi du kích chống Pháp, mẹ
vào bộ đội. Có lẽ để mong cuộc sống sau này đỡ vất vả hơn trước.
Nói là
nghèo. Chứ thời chiến tranh loạn lạc , ăn khoai mì độn cơm chan nước giếng lẫn đến
lúc hòa mình mới lập lại, gia đình cán bộ cũng ăn độn với bo bo, ghẻ lở kềnh
càng mà chẳng bao giờ thấy ai trong nhà ta thán, xào xáo vì cái ăn mặc. Con người
không chỉ sống để mà ăn. Ba và chú nó bỏ
cả thừa kế đất đai, gia đình tan đàn xẻ nghé , theo Việt Minh cũng vì hăm hở với Việt nam độc lập. Đất đai
bên nội lớp bị làm ấp chiến lưọc , xẻ thành kinh rạch, lớp bị
người ta lấn chiếm. Mấy năm trước chị
Chín lên bảo : người ta đi đòi lại đất hà rầm , sao tụi bay không về lấy lại. Còn
đâu nữa ! Ba nó theo cách mạng , làm bí
thơ đảng bộ nên phải
gương mẫu đi đầu. Nó luôn nghĩ ba làm vậy là đúng.
Nhiều khi nhìn mộ bà nội chỏng chơ, giờ nằm ké trên khu đất của người bà con xa , nó
thấy cay sống mũi.
Nhưng nó bất lực mọi chuyện.
Khi lặng lẽ , nó hay nghĩ về thời thơ ấu xa xưa.
Nó nhớ có lần người anh con cậu rủ leo lên cây cau bắt
cả tổ chim, nướng ngon lắm. Hai anh em vừa gác thang lên cây cau thì nghe tiếng
ông ngoại quát lớn. Quay lại thấy ngoại
cầm gậy chỉ vào hai đứa : Chúng mày được cho ăn học , miệng cứ leo lẻo ” Con
chim có tổ. Như ta có nhà. Chim mà mất tổ. Chim buồn không ca “. Thế mà…
Hai anh em xanh mặt , vội trốn nhà đến chiều mới dám về.
Ngoại năm đó mới ngoài 70 tuổi nhưng khi trở
trời hay rên hừ hừ, kêu mấy đứa cháu ngồi đấm lưng. Có khi sai các cháu đi kiếm
củ gấu mọc hoang đầy rẫy, đem về ngoại
nhai cho đỡ đau. Có lần nó tò mò ăn thử
, thấy củ gấu hơi hăng hắc nóng.
Nó đã
sống trong Nam được mấy năm.
Đầu những
năm 80 , một hôm mẹ cứ sốt ruột bảo không biết ở quê có chuyện gì không. Thơ ngoài quê gởi vô
ai cũng bảo bình thường, chắc có chuyện gì muốn giấu. Ông bà ngoại cũng đã thọ
ngoài 80 tuổi. Mẹ bảo nhất định phải về quê. Mẹ là con út, duy nhất sống ở xa
mãi tít tận trong Nam.
Mấy năm rồi mẹ mới về quê, ai cũng mừng tíu
tít. Các con cháu ngẫu nhiên cũng tề tựu đông đủ.
Mẹ về được một ngày thì ông ngoại bỏ ăn, chỉ
uống nước . Con cháu dỗ ăn mãi nhưng ngoại vẫn chỉ uống nước. Đến ngày thứ ba
thì ngoại kêu các con cháu ngồi xung quanh chỗ ngoại nằm. Ngoại chỉ chỗ con cháu , dâu rể ngồi theo thứ tự vai vế lớn nhỏ. Ngoại dặn dò
, giọng đứt quãng lịm dần. Rồi ngoại thều thào : Bố chết đến chân rồi… Lúc tỉnh
, lúc mê, lúc rên như cố gượng sức tàn kéo dài hàng tiếng… Bố chết đến đầu gối
rồi… Bố chết đến thắt lưng rồi… Rồi ngoại lặng lẽ ra đi.
Mãi sau này, khi dần lớn khôn, nó cảm thấy hiểu
được một phần cái chết của ông ngoại . Ngoại đã sống thọ rồi, không muốn sống già yếu mà phải làm phiền con cháu. Ngoại muốn ra đi vào dịp hiếm hoi các con cháu đông đủ, quây
quần xung quanh.
Bao năm qua , chị em nó nhiều lần dời chuyển chỗ ở.
Nhiều kỷ vật, huân huy chương của ba mẹ … không biết đã để ở đâu. Lá thơ của bà nội gởi vòng qua đường Paris ra miền Bắc hỏi thăm ba
đã lập gia đình chưa, nội mong có đứa
cháu đích tôn để nội ẵm… Nó cũng không
nhớ để ở đâu nữa. Và cả bài “ Thăng thiên vấn bần” mà ông ngoại đọc cho nó chép
cũng vậy.
Có lẽ tất cả cũng dần đi vào một nơi quên
lãng.
Đọc bài viết về gia đình của anh mà thấy xúc động quá anh ạ! giá anh giữ được bài thăng thiên vấn bần giờ mà pot lên nhỉ, chắc là một bài thơ hay lắm!
Trả lờiXóaCảm ơn anh !
Lúc đó mình còn nhỏ quá nên không hiểu hoặc nhớ gì nhiều. Chỉ ngạc nhiên rằng ngày xưa các cụ đã có tầu bay đi lên hỏi Giời . Lại còn có cả ông Giời già biết mắng nữa. Gần đây lên mạng thấy có vài bài Thăng thiên vấn bần với nhiều khác biệt, bản của thanhlonghungtran ở Thanh hóa có vẻ giọng văn khá giống. Có lẽ đây là bài truyền khẩu có từ xưa, mỗi nơi ứng tác một vẻ.
XóaNgay cả mấy cuốn của ngoại mình viết bằng mực Tàu ,mình chỉ đoán võ vẽ là chữ Nôm . Mình thấy chữ thì luôn ngoằn ngoèo, râu ria nhưng khi thấy ngoại đọc giống tiếng Việt đầy đủ các dấu.
Cám ơn anh đã ghé thăm.
Chú ới , O sang them chú nè , đọc xong entry lầy thí chú là con người tình củm cực lun ý
Trả lờiXóaChú hay bị củm ho mờ, dà íu lám.
XóaChú ới cóa nhà hem , vui khỏe nhoa
Trả lờiXóaMấy hôm nay phải nhận việc mới. Coi như học lại từ đầu. Nên có chút chộn rộn.
XóaCủm on ORi nhớ.
Tôi tình cờ đọc được bài viết này , nhẹ nhàng nhưng thật thấm thía , hay quá bạn ạ !
Trả lờiXóaEm cám ơn anh đã động viên.
Trả lờiXóaEm qua thăm anh mà không còm được.
Chúc anh chị và gia đình an khang hạnh phúc.
blog cua toi : www.hoangdo1945.blogspot.com
Trả lờiXóathan
Bài thăng thiên vấn bần mình cũng được bố mẹ mình đọc cho nghe nhiều lần nhưng không nhớ hêt mấy lần định bảo bố me đọc để chép lại nhưng nhiều việc quá lại quên mất giơ muôn chép lại thì bố đã mât năm 2016 năm đấy bố 86 tuổi, giờ bảo mẹ đọc lại thì câu nhớ câu không nam nay me tôi cũng 87 tuổi rồi. Thật tiếc quá!
Trả lờiXóa